Hướng dẫn chụp ảnh cận cảnh - Phần II

May 9, 2014 | Đăng: Trịnh Minh Cảnh
Trong phần 1 các bạn đã được giới thiệu sơ lược về chụp cận cảnh và chụp macro, cũng như những thiết bị phụ trợ cho máy ảnh để chụp cận cảnh. Trong phần 2 này, VnReview sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Extention Tube (ống nối) qua bài viết trên trang Digital Photography School.

Extention Tube (ống nối) là một thiết bị nối giữa thân máy và ống kính. Nó có công dụng kéo dài bộ phận ống kính máy ảnh. Vì chỉ có công dụng kéo dài ống kính nên ống nối không có thấu kính. Ống nối đẩy ống kính ra xa thân máy nhưng lại tiến gần hơn tới vật thể, giúp tăng độ phóng đại của vật thể khi chụp cận cảnh.
Hình minh họa: đây là ống kính 50mm lắp ống nối 25mm
Ống nối giúp nhà nhiếp ảnh tiếp cận với vật thể ở khoảng cách gần hơn so với thấu kính cận. Khoảng cách này đạt gần tới ngưỡng của ống macro. Vì vậy nhà nhiếp ảnh có thể sử dụng ống nối để chụp ảnh cực gần mà không cần có ống macro.
Có hai loại ống nối mà bạn có thể mua:
- Loại ống nối không có hệ thống chân điện tử kết nối giữa thân máy và ống kính. Với loại ống nối này, người chụp chỉ có thể lấy nét cũng như điều chỉnh khẩu độ thủ công trên ống kính. Giá thành của nó tương đối rẻ.


Trở ngại lớn nhất khi bạn dùng loại ống nối này là khi điều chỉnh khẩu độ. Nếu ống kính của bạn không có vòng điều chỉnh khẩu độ bằng tay (tức là khẩu độ được điều chỉnh ở trên thân máy) thì khẩu độ của ống kính sẽ luôn bị đóng khung ở độ mở lớn nhất. Khẩu lớn thì DOF nông (DOF – độ sâu của trường ảnh – khái niệm chỉ những vùng nét trong tấm ảnh). Khi chụp cận cảnh bạn sẽ luôn phải giảm khẩu độ để mở rộng vùng nét trong tấm ảnh. Còn nếu ống kính của bạn có vòng điều chỉnh khẩu độ, thì vấn đề này không còn đáng ngại. Bạn tha hồ điều chỉnh theo ý muốn, mặc dù khi nhìn qua kính ngắm cảnh vật sẽ tối hơn, hơi khó nhìn khi khẩu độ nhỏ.
- Loại ống nối thứ hai có hệ thống chân điện tử kết nối giữa thân máy và ống kính. Các thiết lập về khẩu độ được điều chỉnh trên thân máy. Các chế độ về phơi sáng và lấy nét cũng đều được thực hiện tự động (mặc dù khi chụp cận cảnh điều chỉnh bằng tay sẽ dễ hơn).
Hình minh họa ở trên là hai ống nối Canon EF25 và EF12. Hiện tại thì hai loại ống này đã ngừng sản xuất và được thay thế bằng hai mẫu EF25 II và EF 12 II. Bạn có thể nhìn rõ các chân điện tử ở trên hai ống nối này.
Nếu bạn tìm trên Amazon và eBay, bạn có thể thấy có rất nhiều mẫu ống nối giá rẻ. Nếu túi tiền của bạn có hạn thì chúng là sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên nếu có khả năng, bạn hãy mua loại ống nối thứ hai.
Các hãng Nikon, Canon và Olympus đều sản xuất ống nối riêng cho thiết bị của mình. Sony thì không chế tạo ống nối, nhưng bạn có thể mua ống dành cho máy Sony từ các hãng thứ ba như Kenko và Vivitar. Hai hãng trên cũng sản xuất ống nối cho máy Nikon và Canon. Riêng trường hợp của Pentax thì khá kỳ quặc. Ống nối của hãng này bán trên mạng còn đắt hơn cả ống macro!
Các ống nối hoạt động hiệu quả nhất với ống kính tiêu cự ngắn và trung bình. Dùng với ống tele hiệu quả sẽ giảm đi. Điều này trái ngược hẳn với các thấu kính cận khi chúng rất phù hợp với ống tele (đã giới thiệu ở phần 1). Tùy thuộc vào cự ly mà bạn muốn chụp vật thể, chụp gần hay cực gần, thì bạn chọn mua thiết bị cho phù hợp (thấu kính cận hay ống nối).
Một ưu điểm của ống nối là bạn có thể sử dụng với bất kỳ loại ống kính nào. Nếu bạn mua một bộ, bạn có thể lắp hai ống nối. Nó sẽ giúp bạn có được những tấm ảnh với độ phóng đại lớn hơn.
Nhược điểm duy nhất của ống nối là làm giảm sáng. Khi lắp ống nối, chất lượng quang học của ảnh sẽ giảm sút, hạn chế khả năng chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Vì thế khi sử dụng ống nối để chụp ảnh macro, bạn cần phải giảm tốc độ màn trập và tăng ISO để bù sáng. Nếu máy ảnh đặt ở chế độ phơi sáng tự động, nó sẽ tự động bù sáng cho bạn.
Sử dụng ống nối
Cách sử dụng ống nối hiệu quả nhất là đặt ống kính ở chế độ lấy nét bằng tay. Sử dụng vòng chỉnh nét trên ống kính để lấy nét vật thể.
Khi chụp cận cảnh, độ sâu của trường ảnh sẽ nông. Bạn cần phải tăng ISO để bù sáng cho ảnh, tạo ra một tấm ảnh có độ sâu trường ảnh phù hợp. Nếu chụp vật thể tĩnh, bạn nên dùng chân máy. Khi đó bạn có thể đặt mức ISO thấp để tăng chất lượng hình ảnh và không bị rung.
Nếu không dùng chân máy, khi bạn càng zoom vào vật thể thì độ rung càng cao. Bạn cần phải tăng tốc độ màn trập để chụp được hình ảnh sắc nét. Nên đặt tốc độ màn trập là 1/250 giây.
Vậy chủ đề ảnh nào dùng ống nối là thích hợp? Ống nối rất thích hợp khi chụp cận cảnh các loài hoa. Có nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng ống nối để chụp ảnh đôi mắt người mẫu đang mở to.
Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một thiết bị phụ trợ khác gọi là reverse lens macro.
Bài liên quan:
Hướng dẫn chụp ảnh cận cảnh - Phần I
Đăng Khoa
Theo Digital Photography School 
Mail Facebook Google twitter

Hướng dẫn chụp ảnh cận cảnh - Phần II

Bài viết Hướng dẫn chụp ảnh cận cảnh - Phần II
Hướng dẫn chụp ảnh cận cảnh - Phần II Hướng dẫn chụp ảnh cận cảnh - Phần II
910 1

Bài viết Hướng dẫn chụp ảnh cận cảnh - Phần II

Vui
24/11/14 10:58